Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Trị đau nhức xương khớp với cây đinh hương

Việc điều trị đau nhức xương khớp với cây đinh hương cần được tiến hành càng sớm càng tốt, và nếu như bạn e ngại các phương pháp trị bệnh bằng thuốc tây vì các tác dụng phụ có hại có thể gây ra thì bạn có thể tham khảo phương pháp sử dụng các vị thuốc từ tự nhiên để điều trị chứng đau nhức xương khớp. 

Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi, Bệnh đa phần không gây nguy hiểm nhưng thường dai dẳng làm cản trở các sinh hoạt thường ngày và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sinh hoạt bình thường của những người mắc phải. Nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp thường liên quan tới các bệnh về đường xương khớp.

Trong đó có cây đinh hương, một vị thuốc thường thấy trong điều trị bệnh đau nhức xương khớp. Cụ thể như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu thêm dưới đây.

Đinh hương còn có tên khác là cống đinh hương, đinh tử. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, phiến lá dài. Hoa mọc thành xim nhỏ chi chít và phân nhánh ở đầu cành. Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương. 

Trị đau nhức xương khớp với cây đinh hương
Trị đau nhức xương khớp với cây đinh hương


Cây mọc hoang trong rừng hoặc được trồng để thu hoạch hoa làm gia vị và làm thuốc trị nhiều bệnh. Bộ phận dùng là nụ hoa, nụ thơm chứa nhiều tinh dầu có màu hơi vàng nâu, có độ rắn là tốt.

Đinh hương được sử dụng làm gia vị trong chế biến thức ăn trong nhiều nền văn hóa ẩm thực. Trong nấu ăn đinh hương được dùng ở dạng nguyên vẹn hay nghiền thành bột và tạo mùi rất mạnh nên chỉ sử dụng ít cho mỗi lần chế biến các món ăn. Nguyên nhân đau Khớp http://coxuongkhoppcc.com/nguyen-nhan-dau-cac-khop-ngon-tay.html

Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung, noãn thận , kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do thời tiết:

Đinh hương 20g, long não 12g, rượu trắng loại cao độ 250ml, hàng ngày lắc cho đều thuốc, ngâm trong 7 ngày liền. Lấy thuốc xoa bóp nơi khớp đau nhức, ngày 2 lần để giảm đau và phòng ngừa đau nhức xương khớp vào mùa lạnh.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Đau khớp vào buổi sáng ở người cao tuổi

Trong trường hợp thoái hóa khớp gót chân bệnh nhân có cảm giác đau khớp vào buổi sáng ở người cao tuổi lúc mới ngủ dậy bước xuống giường đi những bước đầu tiên. Khi đi được vài chục mét thì thấy giảm đau nhiều và đi đứng bình thường. Sáng hôm sau tình trạng đau lại tái diễn càng ngày càng nặng hơn.

Thoái hóa ở khớp háng ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, đau khớp gối nhiều khi đi lại vận động, đau nhất là khi ngồi xổm đứng dậy rất khó khăn nhiều khi phải níu vào vật gì khác để đứng dậy. Nặng hơn là tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.

Thoái hóa khớp gối làm người bệnh đi lại khó khăn ngay từ ngày đầu do triệu chứng đau vì khớp háng chịu đựng trọng lượng cơ thể nhiều nhất.

Thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở cột sống thứ 4, 5, 6 biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi phía sau gáy lan đến cánh tay bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng hay gặp từ đốt sống thắt lưng thứ 3 trở xuống. Khi có ảnh hưởng thần kinh tọa người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuống chân đôi khi rất mạnh như 1 luồng điện chạy từ trên xuống khi có một cử động không đúng hướng.

Đau khớp vào buổi sáng ở người cao tuổi
Đau khớp vào buổi sáng ở người cao tuổi

Cảm giác thường xuyên mỏi ở khớp làm cho người bệnh thích bẻ khớp, hay giật mạnh khớp để tạo tiếng kêu răng rắc, những động tác này có thể gây hại cho khớp.

Ngoài các triệu chứng lâm sàng nêu trên thì chụp X quang khớp phần nào giúp xác định chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của bệnh. Trên phim X quang ta có thể thấy:

Hẹp khe khớp do biến đổi của sụn khớp.

Hình ảnh gai xương thường mọc ở bên bờ khớp có thể là nhiều gai. Gai xương thường gặp ở cột sống, ít gặp hơn ở các khớp khác như khớp gối, khớp gót chân.

Cũng có nhiều trường hợp thoái khớp trong giai đoạn sớm hình ảnh X quang khớp còn bình thường. Nhưng bà con không biết nên chủ quan không điều trị vì đây là giai đoạn điều trị và phòng ngừa cho kết quả tốt.

►Xem thêm: Đau cứng cổ

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Xử lý chứng đau cứng cổ như thế nào ?

Đau cứng cổ có thể là triệu chứng của việc rối loạn tuần hoàn máu, hệ thống tim mạch không tốt, thậm chí có thể do bệnh lao, ung thư đốt sống cổ, thoát vị nặng đĩa đệm các đốt sống cổ, tổn thương hoặc thoái hóa đốt sống cổ ngang,… Cần lưu ý rằng: các trường hợp này nếu can thiệp không kịp thời và không đúng cách có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Do đó, đau cứng cổ không nên coi thường mà cần điều trị ngay bằng các bài tập và những lời khuyên bổ ích sau:

Cách điều trị chứng đau cứng cổ hiệu quả

Bài tập 1: Gập cằm trên gối.

Hãy nằm ở tư thế nằm ngửa, gối để dưới đầu và đầu gối gập lên. Nhẹ nhàng và từ từ, gập đầu về phía ngực cho đến khi cảm thấy cơ bắp giãn ra. Giữ một vài giây rồi thả lỏng, lặp lại một vài lần cho đến khi cảm thấy thoải mái.

Bài tập 2: Quay đầu trên gối

Ở tư thế nằm như ở trên, quay đầu nhẹ nhàng từ bên này sang bên kia như thể đang “quay chậm” động tác lắc đầu nói “không”. Khi đó, người và vai vẫn phải thẳng.

Bài tập 3: Co gập đầu tư thế ngồi

Ngồi trên ghế, lưng thẳng, vai thả lỏng rồi co đầu lại bằng cách gập cằm lại. Từ từ ngả đầu về phía sau, mắt mở rộng hết tầm nhìn. Người vẫn phải thẳng và hít thở đều, không nên nhịn thở.

Bài tập 4: Nghiêng cổ sang hai bên

Tương tự như bài tập trên, hãy ngồi trên ghế, lưng thẳng, vai thả lỏng. Nghiêng đầu về phía một bờ vai, trong khi bờ vai bên kia thẳng, không được nhún lên. Hãy dừng khoảng 3 giây để cảm nhận sự căng cơ cổ.

Xử lý chứng đau cứng cổ như thế nào ?
Xử lý chứng đau cứng cổ như thế nào ?


Hãy dành vài phút, thực hiện đều đặn mỗi giờ một lần để nhanh chóng cải thiện tình trạng. Nếu công việc khiến bạn phải cúi, gập cổ nhiều, hãy tập 2-3 lần mỗi ngày.

Một số biện pháp hỗ trợ điều trị đau cứng cổ đơn giản

Massage: Các động tác xoa bóp, massage nhẹ nhàng có thể khiến sự đau đớn được giảm bớt. Tuy nhiên, nếu các thao tác này khiến cơn đau tăng dần thì nên ngưng lại vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Đau khớp gối http://coxuongkhoppcc.com/dau-khop-goi.html

Dùng thuốc giảm đau: Nếu cảm giác đau không thể dịu bớt nếu thực hiện các bài tập trên thì việc dùng thuốc giảm đau có thể được áp dụng để giải quyết nhanh cơn đau cổ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nó trong thời gian dài vì những tác dụng phụ của nó.

Áp nóng: Dùng gạc nóng, khăn nóng, chai nước nóng tác động lên vùng cổ 3-4 lần/ngày, mỗi lần 10 phút để làm tăng lưu lượng máu, từ đó làm giảm đau cứng ở cổ hiệu quả nhanh.

Nghỉ ngơi: Mắc phải vấn đề này, việc nghỉ ngơi để các cơ được thư giãn thoải mái và phục hồi chức năng là điều cần thiết nên làm. Tuy đơn giản nhưng chúng đóng vai trò quan trọng, bởi vậy, đừng cố vận động quá mức nếu tình trạng đau cứng cổ đang xảy ra.

Ngoài ra, cần tránh làm việc liên tục ở một tư thế cố định, cần nghỉ giữa giờ, ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý; hạn chế tối đa uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn nhiều mỡ hay ăn nhiều vào ban đêm và giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh.

►Xem thêm: Tê ngón chân út

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Tê ngón chân út là biểu hiện bệnh gì?

Ngón chân út của bạn cảm thấy tê bì mất cảm giác, hiện tượng này khu trú tại một vị trí duy nhất hay có biểu hiện ở cả những khu vực khác? Việc xác định cụ thể những mô tả có liên quan sẽ hỗ trợ tích cực trong việc chẩn đoán ban đầu và kiểm tra xác định bệnh.

Tê bì là hiện tượng các dây thần kinh có chức năng cảm giác phân bố tại vị trí đó gặp vấn đề bất thường, khiến cho việc truyền tải nhận biết, thông tin và phản xạ bị ngưng trệ. Điều này trong nhiều trường hợp là khá nguy hiểm, vì sự tê bì mất cảm giác khiến cho vùng da không có cảm nhận về sự đau, sự tác động từ bên ngoài, kể cả là nóng, lạnh, sự tấn công vật lý… Khi đó, sự tổn thương bên ngoài là hoàn toàn có thể xảy ra vì cơ thể không có phản ứng kịp thời để né tránh các tác nhân.

Như đã nói, tê ngón chân út nằm trong triệu chứng tê bì chân tay phổ biến. Chứng tê bì này sẽ xuất hiện ở các khu vực khác như ngón tay, dọc cánh tay, vùng vai gáy, vùng mông hông, đùi, cẳng chân và các ngón chân và cả bộ phận sinh dục. Chứng tê bì thông thường xuất hiện ở một bên cơ thể trong trường hợp dây thần kinh chi phối tại các khu vực bị chèn ép.

Trường hợp tê ngón chân út rất có thể rơi vào trường hợp dây thần kinh tọa bị chèn ép. Đây là dây thần kinh lớn nhất cơ thể, chạy từ đoạn sống thắt lưng xuống đến ngón chân, đi qua vùng mông, hông và sau đùi, cẳng chân. Nếu như dây thần kinh tọa bị tổn thương, việc tạo ra những cơn đau và tê bì dọc theo đường phân bố của nó là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tê ngón chân út là biểu hiện bệnh gì?
Tê ngón chân út là biểu hiện bệnh gì?


Lưu ý, nếu như hiện tượng tê ngón chân út có đi kèm các biểu hiện của chứng đau dây thần kinh tọa đã kể trên, bệnh nhân cần đi khám chữa phát hiện bệnh trong thời gian sớm nhất, vì nếu đã tiến triển đến triệu chứng tê bì, bệnh đã chuyển sang giai đoạn khá nguy hiểm. Nguyên nhân phổ biến nhất là những bệnh xương khớp tại khu vực cột sống thắt lưng gây sự chèn ép lên dây thần kinh và biến chứng, đó có thể là khối thoát vị trong bệnh thoát vị đĩa đệm, hoặc gai cột sống…

Sự lưu thông của mạch máu, dây thần kinh không đều, bị tắc nghẽn. Điều này có thể xảy ra do tư thế cố định quá lâu (ngồi xổm, đi giày cao gót…), lao động nặng nhọc…
Sự nhiễm lạnh cũng khiến sức đề kháng suy giảm và gây rối loạn chức năng cảm giác của dây thần kinh.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây đang sử dụng.

Bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, chấn thương, viêm khớp tại chính khớp ngón chân út…
Bệnh lý dây thần kinh: viêm đa rễ thần kinh, viêm đa dây thần kinh.
Bệnh lý rối loạn chuyển hóa: béo phì, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu…
Thiếu chất: vitamin nhóm B (B1, B6, B12), canxi, kali, magie, photpho…
Nhiễm trùng: các vi khuẩn, virus gây bệnh lao, thương hàn, phong, viris Herpes Zoster…
Nhiễm độc: hóa chất độc hại, kim loại nặng (thủy ngân, chì…).

Nhìn chung, hiện tượng tê ngón chân út sẽ thường gặp ở những đối tượng như sau: giới văn phòng ít hoạt động, người làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp (phòng đông lạnh, điều hòa nhiệt độ thấp), người lao động nặng, người phải đứng lâu, mang giày cao gót, người hay hoạt động chân như vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá…