Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Tại sao chơi thể thao dễ bị đau nhức khớp khủy tay?

Đau nhức khớp khuỷu tay là triệu chứng thường gặp và có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, đối tượng bị viêm khớp cổ tay nhiều nhất chính là những người chơi cầu lông, bóng bàn, cử tạ… Vậy, làm cách nào để giảm đau nhức khớp khủy tay do chơi thể thao? Một số kinh nghiệm sau đây có thể sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau nhức khớp khuỷu hiệu quả.


Tại sao chơi thể thao dễ bị đau nhức khớp khủy tay?


Khuỷu tay là khớp nằm giữa hai xương lớn là xương cánh tay tay và xương cẳng tay, có chức năng gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay. Khớp khuỷu có 3 vùng xương nhô ra, là nơi có các gân bám vào. Bên ngoài khớp khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài, là nơi bám của nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. Bên trong khớp khuỷu có mỏm trên lồi cầu trong, là nơi bám của các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay. Xung quanh khớp khuỷu là các dây chằng và bao khớp.

Trong quá trình vận động cánh tay, chúng ta thường hay bị đau mỏi khuỷu tay, nhất là khi luyện tập thể thao quá sức. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tăng khi thực hiện các động tác xoay cẳng tay, gập duỗi ngón tay, nắm chặt tay… Tùy theo tình chất tổn thương mà bệnh nhân có các biểu hiện kèm theo. Đau mỏi khớp khuỷu tay xảy ra là do một số bệnh lý ở khớp khuỷu như viêm khớp, gout, vô hóa sụn khớp, thoái hóa khớp khuỷu tay hay do chấn thương viêm mỏm trên lồi cầu. Trong đó, đau mỏi khuỷu tay khi chơi thể thao thường là do viêm mỏm trên lồi cầu.

Viêm mỏm trên lồi cầu thường xảy ra ở những vận động viên chuyên nghiệp, những người tập luyện thể thao, bao gồm 2 trường hợp:


1- Viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf):

Thường gặp ở những người thường xuyên chơi golf, vận động viên chơi golf, thợ hàn, thợ rèn do lặp đi lặp lại nhiều lần động tác cầm búa đóng hay cầm gậy chơi golf, gây ảnh hưởng đến các nhóm gân bên trong khuỷu tay.

>> Triệu chứng:

Người bệnh bị viêm gân do hội chứng golf thường thấy đau dọc bên trong khuỷu tay, có liên quan đến vận động của cổ tay. Đau tăng khi gấp cổ tay hoặc lật sấp cẳng tay, sức nắm của bàn tay cũng giảm theo. Khi ấn vào vùng lồi cầu thì càng đau nặng. Đau nơi điểm bám của gân cơ tại bên trong khuỷu, cảm giác căng cơ cổ.

>> Cải thiện như thế nào?

Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh vận động cánh tay, kết hợp chườm đá chỗ khuỷu tay bị viêm để giảm đau.

Có thể dùng băng thun quấn quanh vùng khớp dưới khuỷu để hạn chế cơn đau và tổn thương tái phát.

Tập kéo giãn cơ bằng cách duỗi thẳng khuỷu hoặc kéo bàn tay gập hướng ngược lại.

Sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau non steroids hoặc tiêm tại chỗ viêm Cortisone trong trường hợp nặng với sự theo dõi của bác sĩ.
(chơi thể thao hay bị đau nhức khuỷu tay)

2- Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng tennis elbow – khuỷu tay quần vợt):

Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài là do các gân cơ bám lồi cầu ngoài bị tổn thương do vận động khuỷu tay quá mức hoặc thực hiện các động tác mạnh lặp đi lặp lại hàng ngày như chơi tennis, cầm vặn ốc, lau chùi cửa… Thường gặp ở những người chơi tennis, họa sĩ, thợ ống nước, thợ mộc, đầu bếp, các bà nội trợ chặt thịt…

>> Triệu chứng:

Cơn nhẹ đau xuất hiện rồi nặng lên sau vài tuần hoặc vài tháng. Người bệnh không có chấn thương cụ thể nhưng thấy đau hoặc rát trên phần ngoài của khuỷu tay, tay bị giảm lực, khó cầm nắm.

>> Cải thiện như thế nào?

Đầu tiên, người bệnh cần hạn chế hoặc tránh thực hiện các động tác phải sử dụng đến cánh tay, khuỷu tay trong vài tuần. Chữa bệnh đau thần kinh tọa bằng cách nào http://coxuongkhoppcc.com/chua-benh-dau-kinh-toa-bang-cach-nao-hieu-qua.html

Chườm đá tại chỗ khuỷu tay đau 3 lần/ ngày, mỗi lần từ 15-20 phút khi mới vừa bị đau. Trong trường hợp đau mãn tính, nên chườm nóng trước khi luyện tập và chườm đá sau khi tập xong để giảm sưng đau.

Tập kéo giãn cơ bằng cách duỗi thẳng khuỷu tay, kéo bàn tay gập mặt lòng trong vài giây rồi thả lỏng. Lặp lại bài tập 10-20 lần trong 1 lần tập, mỗi ngày tập 3 lần. Dấu hiệu tràn dịch khớp gối

Băng thun hoặc nẹp thun khuỷu tay trong khi làm việc hay chơi thể thao để làm giảm tổn thương gân và giảm đau.

Dùng thuốc kháng viêm non steroid để làm giảm sưng đau hoặc tiêm kháng viêm tại chỗ Cortisone khi bị đau kéo dài.

Kết hợp tập vật lý trị liệu bằng các bài tập tăng cường cơ bắp của cánh tay, siêu âm, massage đá hoặc kỹ thuật cơ kích thích để cải thiện cơ bắp, chữa lành các tổn thương ở gân nhanh chóng

Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ khiến bạn dù làm việc hay nghỉ ngơi đều cảm thấy đau đớn khó chịu. Điều trị bệnh này không phải dễ dàng nếu không đúng phương pháp không theo liệu trình điều trị. Bạn cần hiểu rõ hơn xem thoái hóa đốt sống cổ là gì để có được cách chữa phù hợp đạt hiệu quả hơn.


Thoái hóa đốt sống cổ là gì ?


Thoái hóa khớp là tổn thương thoái hóa của sụn khớp, đặc trưng bởi quá trình mất sụn khớp và hình thành tổ chức xương tân tạo cạnh khớp. Với thoái hóa cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng, quá trình lão hóa xảy ra ở đĩa đệm và tổ chức xương đốt sống. Đây là một bệnh khớp thường gặp nhất ở người có tuổi gây đau và hạn chế vận động.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ: bệnh nhân đau mỏi kiểu cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi; hạn chế vận động cột sống cổ: khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ; kèm tiếng lắc rắc khi vận động cột sống. Thoái hóa cột sống cổ có thể không có triệu chứng mà chỉ có hình ảnh trên Xquang.

Để nhận biết thoái hóa đốt sống cổ trong giai đoạn đầu là rất khó vì bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Giai đoạn này, người bệnh có cảm giác mỏi vùng cổ-vai rồi đau vùng cổ-gáy.
(Ảnh minh họa)

Cơn đau tăng lên khi vận động, giảm lúc nghỉ ngơi, sau đó lan từ gáy tới tai, cổ, bả vai, cánh tay, gây sai lệch tư thế của cổ (vẹo cổ, sái cổ), nhức đầu, làm hạn chế vận động. Nguy hiểm hơn, những tổn thương do thoái hóa đốt sống cổ khó phục hồi sẽ gây liệt, teo cơ, mất vận động.

Trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ, tùy theo mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp.

Thoái hoá là quá trình theo tính quy luật, do vậy không thể điều trị khỏi mà chỉ dùng các biện pháp để giảm triệu chứng và làm chậm quá trình thoái hóa như dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Các bạn hãy dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó. Các động tác có thể làm tại nhà như chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng bên ngoài, làm mềm da, nhất thiết không được vặn, nắn mạnh.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Nguyên nhân chính của bệnh thoái hóa khớp là do tình trạng già đi của khớp, làm các lớp sụn đệm ở đầu xương trong khớp bị thoái hóa, bề mặt sụn xương trở nên thô giáp, nếu sụn bị thoái hóa hoàn toàn hai đầu xương có thể cọ vào nhau làm xương tổn thương và đau cho người bệnh.


Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp


Thoái hóa khớp là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm thừa cân, lão hóa, sang chấn hoặc stress ở khớp, di truyền và yếu cơ. là hiện tượng khớp bị tổn hại (oxihóa, biến dạng, vôi hóa…) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có 2 loại nguyên nhân chính:

Nguyên nhân nguyên phát :

Đây là nguyên nhân hay gặp ở những người tuổi cao. Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Có nhiều yếu tố thuận lợi gặp ở người cao tuổi bị thoái hóa khớp xương như: tình trạng béo phì, di truyền, có chấn thương nhẹ nhưng thường hay xảy ra ở khớp.

Nguyên nhân thứ phát :

Là nguyên nhân xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm trùng (do vi khuẩn lao, vi khuẩn mycoplasma, vi khuẩn lậu…). Một số trường hợp do trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền…). Ngoài ra, người ta cũng nhắc đến nguyên nhân tự miễn cũng có vai trò nào đó trong THK ở người cao tuổi. Châm cứu ở Biên Hòa http://coxuongkhoppcc.com/dia-chi-ung-dung-pp-chiropractic-cua-my-ket-hop-cham-cuu-o-bien-hoa.html

Người ta cho rằng, người trên 40 tuổi hay gặp thoái hóa khớp có lẽ ở chừng mực nào đó có liên quan đến yếu tố tự miễn, cũng giống như trong viêm đa khớp dạng thấp, người ta thấy có các tự kháng thể thuộc loại globulin to kiểu IgM có tính đặc hiệu cao.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Các bài tập hỗ trợ căn bệnh đau vai gáy

Một vài động tác vận động vùng cổ dành riêng cho dân văn phòng hay những người thường xuyên phải ngồi nhiều như nhân viên thu ngân hay tài xế lái xe mà bạn có thể tham khảo và tập luyện sau đây nhằm ngăn ngừa căn bệnh đau mỏi vai gáy tìm tới.


Đối tượng dễ bị chứng đau mỏi sau gáy:


Phụ nữ
Nhân viên văn phòng ngồi làm việc lâu bên máy tính
Người già
Công nhân, người lao động chân tay, khuân vác vật nặng
Người phải làm việc trong môi trường áp lực cao, thường xuyên căng thẳng
Người bị thiếu máu não
Người mắc bệnh rối loạn tiền đình
……

Bí quyết khắc phục chứng đau mỏi vai gáy nhanh nhất:


1. Sử dụng thuốc chữa đau mỏi vai gáy

Mỗi khi bị các cơn đau hành hạ, như một thói quen, điều đầu tiên mà bạn tìm đến có lẽ là thuốc giảm đau. Bạn chỉ nên áp dụng cách này khi cơn đau không thuyên giảm sau 2-3 ngày. Một vài loại thuốc giảm đau nhức sau gáy nhanh thường được dùng có thể là loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm cũng có thể là dán như Acetaminiphen, thuốc bôi ngoài như Salicylat, Capsaicin, một số thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chứa thành phần corticoid, diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin…

Thuốc giảm đau là loại thuốc không cần kê đơn, bạn có thể dễ dàng mua ở bất cứ cửa hàng thuốc nào trên toàn quốc. Và chính vì thế nên không ít người gặp rắc rối bởi sự lạm dụng, dùng thuốc không đúng cách. Bất cứ loại thuốc tân dược nào cũng sẽ gây phản ứng phụ nếu dùng lâu dài. Tác dụng phụ phổ biến của những viên thuốc giảm đau này đó là gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, dẫn đến viêm loét dạ dày, các bệnh về da, tác động xấu đến gan, thận…

2. Xoa bóp:

Mỗi khi cơn đau sau gáy tái phát, một vài động tác massage nhẹ nhàng vùng vai gáy cũng sẽ giúp làm dịu cơn đau nhanh chóng. Phương pháp đơn giản này, bất cứ ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà.

3. Bài tập vận động vùng cổ gáy:

Ngay khi cơn đau mới phát phát tác, bạn đừng cố gắng xoay đầu hay cổ của mình mà hãy nhớ nên hạn chế quay đầu, nghiên hay cúi đầu. Bạn cũng không nên tiếp tục ngồi quạt hay điều hòa, tuyệt đối không được để điều hòa thổi gió thẳng vào phần vai gáy bởi sẽ khiến tình trạng đau thêm nghiêm trọng hơn.

Bạn có thể chườm ấm vùng cổ, xoa bóp nhẹ nhàng, nằm nghỉ ngơi nhằm làm tăng lượng máu lưu thông, chú ý không nằm gối cao nhé.

Tác dụng của 3 động tác dưới đây sẽ giúp các đốt sống cổ, cơ cổ và vai hoạt động tốt hơn, phòng và hỗ trợ điều trị trong trường hợp bị co cứng cơ cổ, thoái hóa cổ, tê mỏi hai bàn tay và cánh tay.

Cách 1: Ngồi thẳng lưng trên ghế tựa, thả lỏng toàn thân. Nếu bạn đứng thì hai chân đứng rộng bằng vai rồi thả lỏng cơ cổ, 2 mắt nhìn thẳng hít thở đều, nhẹ nhàng. Sau đó, bạn dùng tay xoa ấm phần cơ sau gáy từ trên xuống dưới. Cúi gập đầu thở ra giữ nguyên 5 giây rồi sau đó ngẩng cao đầu, mắt nhìn lên trần nhà hít sâu giữ nguyên tư thế trong 5s. Lặp đi lặp lại động tác cúi xuống ngẩng lên ngày khoảng 10 lần – 20 lần.

Cách 2: tương tự như cách trên, với cách này bạn hãy nghiêng đầu qua trái làm sao cho tai chạm đến mỏm vai trái rồi xoay đầu qua phải, tai chạm mỏm vai phải. Thực hiện mỗi bên 10-20 lần.

Cách 3:   xoay đầu qua trái rồi lại xoay qua phải cằm chạm vai phải. Thực hiện đều đặn bài tập này mỗi bên 5 lần. Lưu ý khi xoay đầu sang phải thì thở ra còn khi xoay đầu qua trái thì hút vào.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Gout và nguyên nhân mắc bệnh

Cuộc sống ngày càng phát triển, tỉ lệ mắc bệnh gút (gout) ngày càng gia tăng. Mấy năm trở về trước căn bệnh này được mọi người gọi là bệnh của người giàu, nhưng hiện nay, mọi đối tượng đều có thể mắc gút. Vậy bệnh gút là gì, các nguyên nhân bệnh gút là gì?


Mặc dù mỗi khi phát bệnh sẽ gây đau, tuy nhiên vẫn có những trường hợp không chữa dứt điểm nên bệnh cứ tái đi tái lại nên gây ra những thương tổn ở các khớp xương, gân và các mô cơ khác.

Đối với đa số bệnh nhân gút, cơn đau ban đầu sẽ xuất hiện ở ngón chân cái. Bệnh thường xuất hiện vào nửa đêm trong khi bạn đang ngủ, nó đánh thức bạn bằng các cơn tấy đau nhói cảm giác như lửa đang đốt trong từng khớp xương, đến mức người bệnh không thể chịu đựng nổi. Vì vậy không sai khi nói rằng, Gút là căn bệnh viêm khớp đau đớn nhất.

Tuy nhiên không chỉ ở ngón chân cái, mà căn bệnh còn có thể hình thành ở hầu hết các vị trí trên cơ thể người: Bàn chân, khủy tay, mắt cá chân, gót chân, ngón tay… Bấm huyệt http://coxuongkhoppcc.com/bam-huyet.html

Nguyên nhân của bệnh gút xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể. Việc tích quá nhiều axit uric và urat có thể khiến cho người bệnh gặp những vấn đề sau:


Xuất hiện các tinh thể axit uric đọng lại ở các khớp xương.

Các tinh thể lắng đọng đó sẽ xuất hiện theo từng cục lớn dưới lớp biểu bì da.

Nguy cơ hình thành sỏi thận bởi các axit uric lắng đọng lại cả ở trong thận.

Bệnh khiến các khớp bị sưng tấy, nóng đỏ gây đau, cứng khớp.
ảnh minh họa

Các axit uric ra đời là do sự phân hủy của các purin có nhiều trong cơm, các loại đậu, gan và đậu Hà Lan khô. Cơ chế hoạt động của axit uric là hòa tan trong máu, sau đó bài tiết qua thận và cuối cùng ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Tuy nhiên trường hợp mà axit uric không thể hòa tan và tích tụ lại trong máu gây tình trạng tăng uric huyết, và khi axit uric vượt quá giới hạn sẽ khiến người bệnh bị gout, bệnh gout tạo thành bởi các nguyên nhân: 

Sự tăng cao của số lượng axit uric trong cơ thể

Thận không thể bài tiết được khiến cho axit uric lắng đọng gây sỏi thận.

Ăn nhiều thực phẩm có chứa purin.

Gout do rất nhiều nguyên nhân gây ra, nó không hề được giới hạn cố định bởi yếu tố nào.

Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh gout (gút):


Do di truyền, nếu trong gia đình bạn có người đã từng mắc gout thì khả năng mắc bệnh của bạn là rất cao.

Ăn nhiều những thực phẩm và đồ ăn có chứa nhiều purin.

Những đối tượng uống nhiều rượu bia.

Người béo phì

Cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hủy purin do người bệnh gặp các khuyết điểm về enzim.

Đã từng trải qua cây ghép các bộ phận…

Đang sử dụng vitamin niacin.

Uống thuốc lợi tiểu.

Hy vọng những chia sẽ bổ ích trên sẽ giúp bạn đọc có nhiều hơn kiến thức để giúp ích cho bản thân hay người thân. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Những bệnh ung thư liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp

Đây là căn bệnh dạng viêm khớp dạng thấp gây tổn thương khớp cực kỳ phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do hệ miễn dịch bên trong cơ thể gây ra. Bệnh thường tấn công vào các màng của các khớp từ đó dẫn đến hiện tượng sưng đau, buốt nhói và cuối cùng nếu không điều trị sẽ gây biến dạng khớp.


Ung thư tuyến tiền liệt


Việc sử dụng dài kỳ thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giảm nguy cơ tử vong ở nam giới bị viêm khớp dạng thấp mà mắc ung thư tuyến tiền liệt. Nghiên cứu trên gần 100.000 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt Thụy Điển cho thấy, nguy cơ tử vong giảm 2% so với những người bình thường. Tỷ lệ tử vong cũng giảm đến 6 lần ở bệnh nhân có kèm viêm khớp dạng thấp.

Ung thư phổi


Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao. Tuy nhiên, những người không hút thuốc mà bị viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ bị ung thư phổi do viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm phổi.

Vì vậy nếu bạn đang hút thuốc, bạn nên bỏ thuốc lá ngay lập tức. Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp mà bị các bệnh về phổi nên tránh thuốc methotrexate hoặc leflunomide vì chúng sẽ làm phổi ngày càng yếu dần.


Ung thư da


Nghiên cứu chỉ ra rằng khối u hắc tố ác tính, một loại ung thư da nguy hiểm nhất có khả năng xuất hiện ở những người thường sử dụng chất ức chế hoại tử khối u (TNF inhibitor), do những loại thuốc này sẽ kìm hãm chức năng của hệ miễn dịch.
nhung-cach-chua-hien-tuong-cung-khop
Một nghiên cứu vào năm 2007 tìm ra rằng những người mắc viêm khớp dạng thấp mà sử dụng các chất ức chế TNF này sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư da hắc tố.

Ngoài ra, những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ cao mắc các loại ung thư da khác có thể chữa trị được. Theo số liệu phân tích năm 2011, những người sử dụng chất ức chế TNF sẽ tăng 45% nguy cơ mắc ung thư da không hắc tố.

Ung thư tủy


Ung thư tủy là loại ung thư hiếm gặp. Theo nghiên cứu năm 2008, những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp tăng 17% nguy cơ mắc bệnh này. Điều này được giải thích do những bệnh nhân bị chứng bệnh này trong thời gian dài sẽ sản xuất quá mức các loại protein kháng thể trong máu (gây hội chứng tăng globulin huyết).

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Xem thêm: Chữa đau nhức xương khớp với cây đinh hương